Nội dung
- Mô tả cây ích mẫu
- Phân phối, thu hái và chế biến cây ích mẫu.
- Thành phần hóa học của cây ích mẫu
- Tác dụng dược lý của cây ích mẫu
- Tác dụng trên tử cung
- Tác dụng lên hyết áp:
- Tác dụng lên tim mạch
- Tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng ngoài da:
- Tác dụng trên thận và phù cấp tính:
- Công dụng và liều dung
- Đơn thuốc có ích mẫu
Cây ích mẫu ( Herba Leonuri ) còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn
Tên khoa học là: Leonurur heterophyllus Sw
Thuộc họ hoa môi Lamiaceaceae
Cây ích mẫu cung cấp 2 vị thuốc:
- Ích mẫu là toàn bộ bộ phận trên mặt đất, phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
- Sung úy tử là quả chin phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
Về tên khoa học của cây trước đây căn cứ vào những tác giả trong và ngoài nước, vãn xác định là Leonurus Sibricus. Hiện nay theo sự điều traddoois chiếu mới, cây ích mẫu nhân ta vẫn dung làm thuốc.
Mô tả cây ích mẫu

Cây ích mẫu có tên như vậy vì có ích cho người mẹ. Tên Leonurus do chữ Hy Lạp Leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là lá có hình dạng biến đổi, hinhd đuôi con sư tử.
Là loại cỏ có thể sống 1- 2 năm, cao từ 0.6m-1m. Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn. Lá mọc đối xứng, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. Lá ở gốc có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có rang cưa thô và sâu; lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành ba thùy, trên mỗi thùy lại có rang cuawthuaw; lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không có cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay màu tím hồng, xẻ thành hai môi gần điều nhau. Quả nhỏ, có ba cạnh \, vỏ màu xám nâu.
Ngoài cây ích mẫu được mô tả như trên thì còn có một lạo cây ích mẫu Leonurur sibiricus L. Loại này có hoa lớn hơn, dài hơn.
Xem thêm:
Phân phối, thu hái và chế biến cây ích mẫu.
Cây ích mẫu hiện nay chủ yếu mọc hoang, thường thấy ở ven suối, ven song nơi có đất cát, ven đường. Hiện nay có một số nơi bắt đầu trồng để làm thuốc, nhung vãn chưa có quy trình để nâng cao hiệu quả, năng suốt cao nhất.
Thành phần hóa học của cây ích mẫu
Từ cây ích mẫu, các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất 0,05%Ancaloit gọi là lenurin C13H19O4N4 có độ chảy 238 oC. Hoạt chất của cây ích mẫu như thế vẫn chưa được xác định chắc chắn, nhưng trên cơ sở dược lý người ta thấy trong cây ích mẫu có hai hoạt chất. Một loại hòa tan được trong Ete có tác dụng ức chế tử cung, một loại hoạt chất không tan trong Ete thì có tác dụng kích thích tử cung.
Tác dụng dược lý của cây ích mẫu
Tác dụng trên tử cung
Nước sắc ích mẫu 1/5.000 hay 1/1.000 có tác dụng kích thích đối với tử cũng cô lập của thỏ cái cho dù thỏ có mang thai hay không thì vẫn bị kích thích.
Dung dịch nước 10% ích mẫu khô có tác dụng trên tử cung mạnh hơn dung dịch rượu 20%. Dù dung dung dịch rượu hay nước ích mẫu tác dụng lên tử cung thì bắt đầu có giai đoạn hưng phấn. Nhưng trước khi sắc ích mẫu mà dung ete để loại bỏ phần tan trong ete thì hiện tượng ức chế tử cung không còn thấy nữa.
Tác dụng lên hyết áp:
Nước sắc ích mẫu tuy không tác dụng trực tiếp lên huyết áp nhưng làm giảm tác dụng của adrenalin trên mạch máu.
Cao ích mẫu làm giảm huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp
Tác dụng lên tim mạch
Chúng có tác dụng tốt trên tim mạch và đối với cơ tim có bệnh.
Tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng ngoài da:
Một số nghiên cứu cho thấy nếu chiết nước ích mẫu theo tỷ lệ ¼ thì có tác dụng ức chế với trình độ khác nhau đối với một số vi trùng gây bệnh ngoài da.
Tác dụng trên thận và phù cấp tính:
Trên lâm sang, cây ích mẫu chữa khỏi một số trường hợp viêm thận và phù .
Công dụng và liều dung
Từ lâu trông nhân gian đã sử dụng cây ích mẫu để chữa bệnh phụ nữ, nhất là với phụ nữ sau sinh. Mà cugx có câu ca:
Nhân trần, ích mẫu đi đâu
Để cho gái đẻ đớn đau thế này
Ích mẫu thường dung trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết, chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.
Chúng còn được dung chữa cao huyết áp, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, tim hẹp nhẹ.
Trái ích mẫu thường gọi là sung úy tử dung làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống.
Ngoài việc sử dụng thân và trái để chữa bệnh thì lấy ích mẫu giã đắp hay lấy nước rửa cũng tác tác dụng đối với sung vú, chốc đầu, lở ngứa.
Ích mẫu có vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, , sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, những người có đồng tử nở rộng không được sử dụng.
Đơn thuốc có ích mẫu
Cao ích mẫu: Cây ích mẫu nấu với nước, cô dặc thành cao mềm. Loại này được sử dụng rất phổ biến.
Discussion about this post