Nội dung
Cây cỏ gấu còn gọi là cỏ cú, củ gấu, hương phụ.
Tên khoa học: Cyperus royundus, thuộc họ cói Cyperaccae
Cây cỏ gssud lsf lọi cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng cũng là một vị thuốc quý để chữa bệnh. Khi nhà nông làm cỏ gấu nếu biết tận dụng được loại cỏ này thì vừa trừ được cỏ, vừa có một vị thuốc quý. Các thầy thuốc Đông y thường truyền câu:
Nam bắt thiểu trần bì, Nữ bất ly hương phụ
( nghĩa là chữa bệnh nam giới không thể thiếu trần bì, chữa bệnh phụ nữ thì không thể thiếu cây cỏ gấu )
Mô tả cây cỏ gấu
Cỏ gấu là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 20 cm đến 60 cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất cứng hay xốp mà củ có thể to hay nhỏ, nếu mọc ở bờ biển thì củ to và dài hơn những nơi khác.
Cây có lá nhỏ, bề ngang hẹp, ở giữa sống lá có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá thì ôm lấy thân.
Có hoa vào khoảng tháng 6, mỗi cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, là loại hoa lưỡng tính, 3 nhụy dài khoản 2 mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như tơ.Trái gấu có 3 cạnh màu xám

Phân bố, thu hái và chế biến cỏ gấu
Cỏ gấu mọc hoang ở nhiều nơi, từ cánh đồng cho đến ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp cho củ lớn hơn và cũng dể đào hơn. Cỏ gấu là một loại cỏ mà nhà nông không dễ gì tiêu diệt được nhờ sức sống mạnh mẻ của chúng. Trong khi làm cỏ mà chỉ cần sót một củ cỏ gấu thì chẳng bao lâu lại có một đám cỏ xanh um.
Việc thu hái loại cỏ này đa phần là tận dụng khi làm cỏ mà có. Hiện nay loại cỏ này không thấy ai trồng để lấy dược liệu. Mọi người thường đào về mùa xuân nhưng để có chất lượng tốt thì nên đào vào mùa thu, khi đó củ sẻ chắc và tốt hơn.
Sau khi đào mọi người thường dồn lại để đốt, lá và rể cháy hết chỉ còn lại củ. Chỉ lấy riêng ra rửa sạch để phơi hoặc sấy khô.
Khi muốn sử dụng thì có thể dùng ngay, sắc ngâm rượu hay tán bột. Nhưng một số lương y có thói quen chế biến thêm trước khi sử dụng, tuy vậy nếu để vậy sử dụng cũng rất tốt mà kong cần chế biến gì thêm
Các lương y thường dùng thất chế hoặc tứ chế hương phụ, nhưng tứ chế vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Dưới đây chúng tô sử dụng phương pháp hay dùng nhất.
- Tứ chế: Lấy 1 kg củ cỏ gấu, chia làm 4 phần bằng nhau, ngâm với 200ml giấm ( cố nồng độ axit axetic 5% ), một phần ngâm rượu 40%, một phần ngâm với nước tiểu trẻ em khỏe mạnh ( bỏ phần đầu và cuối chỉ lấy phần giữa ), một phần ngâm nước muối 15%. Thời gian ngâm có thây đổi tùy theo mùa: đối với mùa hè là 1 ngày 1 đêm, với mùa thu thì 3 ngày 3 đêm, với mùa đông là 7 ngày 7 đêm. Xong lấy tất cả ra phơi khô hay sao rồi trộn chúng với nhau. Theo lý giải của Đông y thì giám có vị chua để đưa thuốc vào gan, muois cá vị mặn sẻ dẫn thuốc vào thận, rượu nồng dẫn thuốc lên trên, nước tiểu của trẻ thêm tác dụng bổ.
- Có người dùng giấm và rượu mỗi thứ 160 g, muối 20 g, nước tiểu trẻ em khỏe mạnh vừa đủ ngập 600 g hương phụ rồi ngâm theo thời gian như trên. Sau khi đủ thời gian thì có thể phơi hoặc sấy khô mà dùng.
- Thất chế là cũng làm như tứ chế nhưng thêm 3 làn tẩm nữa: như tẩm với nước gừng, tẩm nước cam thảo, tẩm nước vo gạo.
- Trên thực tế thì còn nhiều cách chế biến phức tạp và thay đổi tùy theo ý của thầy thuốc. Nên khi dùng cũng như khi nghiên cứu cần biết sử dụng loại nào. Nhưng chúng tôi thấy không cần chế biến gì thì hiệu quả sử dụng cũng rất tốt.
Thành phần hóa học
Hoạt chất của hương phụ vẫn chưa rõ. Chỉ biết trong hương phụ có từ 0,3 đến 2,8% là tinh dầu màu vàng, có mùi thêm nhẹ đặc trưng của hương phụ.
Thành phần tinh dầu gồm 32% Cyperen C15H24, 49% rượu Cyperola C15H24O, ngoài ra còn có axits béo, phenol. Trong hương phụ Ấn Độ còn có chứa Cyperon C15H22O. Ngoài ra trong hương phụ còn chứa rất nhiều tinh bột.
Do nguồn gốc của hương phụ khác nhau nên thành phần tinh dầu của hương phụ cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong tinh dầu hương phụ Trung Quốc có thành phần chủ yếu là Cyperen và izocyperotundone, còn trong hương phụ Nhật Bản thì thành phần chủ yếu là Cyperol, Cypernol chiếm 49%, Cyperen 32% và alpha-cyperon, cy perotundon và cyperonlon.
Tác dụng dược lý
Theo Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quangđã dùng vi hương phụ nguồn gốc ở Quảng Đông chế biến thành cao lỏng 5%, tiến hành hí nghiệm 102 lần trên tử cung cổ lập của thỏ, mèo, chó và chuột bạch đã cho kết quả là hương phụ ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cungduf cho con vật có thai hay không có thai thì dều như nhau, gần như có tác dụng trực tiếp làm cho cơ tử cung dịu lại. So sánh tác dụng của cao lỏng hương phụ với cao lỏng đương quy thì tác dụng chữa bệnh giống nhau, nhưng tác dụng của đương quy thì mạnh hơn.
Năm 1959, một tác giả ở Quí Dương còn báo cáo nghiên cứu là hương phụ còn có tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng.
Công dụng và liều dùng
Hương phụ là một vị thuốc kinh nghiệm nhân gian. Tính chất của hương phụ trong các sách cổ là: vị cay, hơi đắng, ngọt vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống ( làm hết đau ), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau.
Hương phụ thường dùng để:
- Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh
- Đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ.
Liều dùng: Ngày dùng 6 đến 12 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay rượu thuốc.
Đơn thuốc có hương phụ:
- Cao hương ngải: Hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi ths 1 g, thêm nước vào sắc kỹ cô đến 10 ml, thêm đường vào cho đủ ngọt. Đóng vào ống 10 ml, hàn và hấp tiệt trùng. Thuốc có thể bảo quản trong nhiều năm không hỏng. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở, khí hư bạch đới. Ngày uống 3 đến 6 ống. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh, uống trước 10 ngày theo chu kỳ. Uống liên tục trong 2 hay 3 tháng. Có thể dùng lâu hơn.
Theo các bác sỉ thì việc sử dụng các loại thuốc này bệnh nhân thích hơn dùng thuốc tây vì không nóng, trong người dể chịu và ăn ngủ được tốt hơn.
Discussion about this post