Cảm mạo là một chứng bệnh thường xảy ra với mọi người, nhưng thường thì mọi người thường sử dụng tây y để chữa. Xong, đông y cũng có những bài thuốc trị hiệu quả chứng bệnh cảm mạo này rất hiệu quả.
1. Cảm Mạo
Biện chứng Đông y: Ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt gây nên bệnh.
Cách trị: Tân bình giải biểu.
Đơn thuốc: Phục phương cát chỉ di thang.
Bài thuốc: Cát căn 12 – 15g, Bạch chỉ 9 – 12g, Tân di 9g, Liên kiều 15g, Bản lam căn 30g, Chiết bối mẫu 9 – 12g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Sốt cao không ra mồ hôi, thêm Kinh giới tuệ 12g; Suy nhược, thêm Minh sa sâm 18 – 24g; Ho nhiều, thêm Hạnh nhân 9 – 12g; Ho rát cổ thay Chiết bối mẫu bằng Xuyên bối mẫu (bột uống với nước thuốc); Cảm kèm thấp, tăng Bạch chỉ lên 12 – 15g, thêm Xa tiền thảo 12 – 15g.
Hiệu quả lâm sàng:
Đã theo dõi dùng Phục phương cát chỉ di thang trị cho 1.000 người bị cảm, sau khi uống 2 thang, có 824 người bệnh khỏi hẳn (mất hết các triệu chứng lâm sàng), 128 trường hợp có hiệu quả rõ (mất các triệu chứng lâm sàng về cơ bản), 40 trường hợp có kết quả (sau khi dùng 6 thang, các triệu chứng chỉ giảm một nửa, phải đổi dùng thang thuốc khác); 8 trường hợp không có kết quả (uống 2 thang không thấy giảm, phải đổi thuốc).
Nhận xét: Chứng phong hàn cảm nhẹ (thương phong), thường dùng phép tân tán giải biểu, có thể dùng bài Hạnh tô ẩm gia giảm. Chứng nặng (thương hàn), dùng tân ôn phát biểu, có thể dùng bài Kinh phòng bại độc tán. Đối với các chứng cảm phong nhiệt nhẹ, dùng phép tân lương giải biểu, dùng bài Ngân kiều tán. Các chứng nặng, vẫn dùng phép tân lương giải biểu, có thể dùng Ma hạnh thạch cam thang gia vị. Đây là nguyên tắc điều trị từ xưa để lại, hầu như khó có thể giản đơn hơn nữa. Từ khi có bài Cát chỉ di thang, người ta hợp các vị thuốc tân tán, tân ôn, tân lương vào với nhau làm thành một bài thuốc tân bình giải biểu, có lẽ sau khi vào cơ thể, mỗi vị thuốc đều phát huy tác dụng tốt hơn. Do đó, đều có thể dùng cho các trường hợp cảm phong nhiệt, phong hàn, chỉ cần thay đổi liều lượng thuốc tuỳ theo bệnh nặng nhẹ mà tăng giảm cho phù hợp. Ngoài ra, Liên kiều, Bản lam căn có thể ức chế vi khuẩn, Bản lam căn còn có thể ức chế virus, mà nguyên nhân gây nên bệnh cảm thường là virus. Qua nhiều bệnh án, có thể khẳng định hiệu quả trị liệu này.

Thực tế lâm sàng đã chứng minh rằng ưu điểm của tác dụng phát hãn, giải biểu của vị Cát căn hình như thích ứng được với thay đổi của cơ chế bệnh sinh. Những nghiên cứu mấy năm gần đây về vấn đề giải cơ của Cát căn đã được chứng minh, trên thực tế nó có tác dụng tương đối tốt trong việc giải sự co cơ, đặc biệt có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm trương lực cơ lưng và cổ do cảm gây nên.
Bài Phục phương cát chỉ di thang cũng có hiệu quả điều trị tương đối tốt đối với bệnh cúm và cảm phong hàn, phong nhiệt, đều có một số triệu chứng chung, đều do nhiễm virus. Nếu thêm Bội lan 12 – 15g hiệu quả điều trị cang rõ, có thể là do tăng cường tác dụng ức chế virus cúm của Bản lam căn. Qua quan sát tỉ mỉ 20 trường hợp cúm, thấy hiệu quả tốt .
2. Cảm Mạo
Biện chứng Đông y: Ngoại cảm ôn nhiệt, nội thương phòng sự, biểu lý đều bị tà quấy phá.
Cách trị: Giải biểu thanh lý, tiết hỏa giải độc. Đơn thuốc: Gia vị thạch cao tam hoàng thang.
Bài thuốc: Thạch cao (sống) 15g, Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá 6g, Ma hoàng 6g, Cát căn 15g, Sơn chi 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng:
Bệnh nhân, nam 30 tuổi, công nhân. Bị bệnh từ ngày 13/1/1977, sau khi đi thăm người nhà ở xa về, đi xe khách đường dài, cơ thể mỏi mệt, ngay tối hôm về đến nhà lại giao hợp với vợ. Ngày hôm sau thấy đau lưng, người mệt mỏi rã rời, đau đầu, phát sốt, ớn lạnh Đà tiêm thuốc 4 ngày tại trạm xá, nhưng không có tác dụng, lại vào bệnh viện huyện điều trị 2 ngày, bệnh vẫn chưa giảm. Lúc đến xin điều trị, thân nhiệt 36, mạch 86 lần/phút, huyết áp 110/70 mmHg, mặt đó, miệng đắng, môi khô, không ra mồ bói, kêu đau đầu không chịu nổi, đầu như muốn vỡ ra, tám phiên, thần trí lơ mơ, không ăn, không ngủ được, mạch Huyền, Phủ, lưỡi đỏ, rêu vàng. Lúc đó, chữa theo cảm mạo thông thường, cho dùng Sài cát giải cơ thang. Bệnh không hề thuyên giảm. Lại hỏi tiền sử, liền đổi sang điều trị bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục. Cho dùng Gia vị thạch cao tam hoàng thang, dùng 1 thang, bệnh lui hơn nửa phần. Dùng thêm 2 thang nữa, các triệu chứng trên hết hẳn, người khoẻ ra, ăn ngủ được như thường.
Bệnh nhân, nam, nhân công, đến khám ngày 25/10/1978. Làm việc ở vùng ẩm thấp, ướt át, về nhà lại tắm nước lạnh, nghỉ ngơi một ít lại sinh hoạt tình dục. Lúc đó cơ thể nặng nề, đau, toàn thân đau đến nỗi về đêm sợ lạnh, sốt, miệng đắng, khô, nôn mửa 4 lần, mặt đỏ, mắt đỏ, không ra mồ hôi. Bệnh viện cho dùng thuốc trị cảm và kháng sinh nhưng không có kết quả. Sốt cao đến 39,2°C, đến xin điều trị. Khám thấy lưỡi nhạt, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền, Phù. Điều trị theo bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục. Cho uống Gia vị tam hoàng thạch cao thang, sốt hạ xuống bình thường, chứng đau đầu giảm nhiều, toàn thân dễ chịu như trút được gánh nặng, ăn uống và ngủ được khá hơn. Dùng tiếp 2 thang nữa, các triệu chứng đều hết, trở lại bình thường.
Nhận xét: Rõ ràng là bệnh án trên đây do người mệt mỏi bị lạnh, vì vậy nhiễm cảm mạo nặng. Tây y điều trị theo cảm thông thường không có hiệu quả. Sau khi khám lại, kết hợp biện chứng luận trị Đông y nhận thấy tuy là cảm mạo nhưng vì phòng sự ngay sau khi người mệt mỏi bị lạnh, do đó điều trị theo cách chữa bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục có hiệu quả tốt. Một thang bệnh giảm, 3 thang khỏi hẳn.
Bài này do các lão y truyền lại. Bài này bắt nguồn từ sách Thông tục thương hàn luận.
Cũng đã dùng bài thuốc trên chữa cho 4 ca bệnh ôn nhiệt kèm sắc dục nữa đều đạt hiệu quả tốt (Đàm Phúc Giai – tỉnh Quảng Tây).
3. Cảm mạo
Lưu Hành Tính Cảm Mạo
Biện chứng Đông y: Ngoại cảm thời dịch tà độc.
Cách trị: Phát hãn, giải biểu, thanh nhiệt giải độc. Đơn thuốc: Thanh ngân thang.
Bài thuốc: Thanh hao 6g (cho sau), Ngân sài hồ 12g, Cát cánh 12g, Hoàng cầm 12g, Liên kiều 12g, Ngân hoa 12g, Bản lam căn 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Đau đầu, toàn thân các khớp đau mỏi, thêm Tang chi 20g, Cát căn 30g, Kinh tử 12g; Ớn lạnh, miệng không khát, rêu lưỡi trắng bẩn, thêm Thảo quả 6g; Sốt cao không hạ thêm Tử tuyết đơn 15g (chiêu với nước thuốc), Thạch cao sống 30g; Nhiệt thịnh ở thượng tiêu, họ có đờm, thêm Thanh thiên quỳ 10, Tang bạch là 12g, Thiên trúc hoàng 12g, Xuyên bối bột 3g (chiếu với nước thuốc); Đau họng, sưng amidan, thêm Mã bột , Sơn đậu căn 10g; Ăn không ngon, thêm Bố tra dip 122. Người thể hư, thêm Đảng sâm 12g, Tang ký sinh 30; Tân dịch thương tổn nặng, thêm Tây dương sám 6g (sắc riêng), Thạch hộc 12g, Tri mẫu 12g.

Hiệu quả lâm sàng:
Theo dõi 506 bệnh án cúm trị bằng Thanh ngán thang gia vị thấy hiệu quả lâm sàng tương đối tốt. Sau khi uống hai thang, 447 trường hợp hạ sốt, sau khi uống 3 thang, có 29 trường hợp hạ sốt, sau khi uống 4 thang, có 16 trường hợp biến chuyển tốt, tỷ lệ công hiệu trên 97%.
Nhận xét: Trong đơn thuốc có Hoàng cầm, Liên kiều, Ngân hoa, Bản lam căn là các vị thanh nhiệt giải độc, theo quan điểm Đông y có tác dụng tiêu viêm kháng virus; Cát cánh có công dụng tuyên Phế, lợi khí, hóa đờm, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn; Thanh hao phát tán phong tà; Ngân sài hồ thanh nhiệt, trấn thống, phát hãn, phối hợp cả hai vị, sức phát hãn càng tốt. Khi dùng thang trên, nên căn cứ vào tình trạng bệnh nhân mà gia giảm thích hợp để đạt hiệu quả tốt hơn.
Thanh ngân thang gia giảm cũng có tác dụng tốt để điều trị viêm amiđan cấp có mủ, viêm tuyến mang tai, sốt cao sau mổ, viêm tuyến vú, sốt sản hậu.
Thuốc trong vườn vừa gởi đến bạn các bài thuốc về cảm mạo.
Discussion about this post